Tìm kiếm

Covid-19

Covid-19

Ngày 11/4, toàn tỉnh ghi nhận thêm 478 trường hợp mắc COVID-19 mới

Từ 17h00 ngày 10/4 đến 17h00 ngày 11/4, tỉnh Cao Bằng ghi nhận thêm 478 trường hợp mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 toàn tỉnh lên 90.070 trường hợp, trong đó có 89.495 trường hợp mắc được ghi nhận tại các địa phương trong tỉnh, 575 trường hợp mắc được ghi nhận đi từ các tỉnh, thành có dịch trong nước trở về tỉnh Cao Bằng.

Thông tin về các ca mắc mới cụ thể như sau:

Thành phố Cao Bằng:107 trường hợp.

Huyện Bảo Lạc: 28 trường hợp.

Huyện Bảo Lâm: 30 trường hợp.

Huyện Hạ Lang: 10 trường hợp.

Huyện Hà Quảng: 59 trường hợp.

Huyện Hòa An: 53 trường hợp.

Huyện Nguyên Bình: 41 trường hợp.

Huyện Quảng Hòa: 30 trường hợp.

Huyện Thạch An: 69 trường hợp.

Huyện Trùng Khánh: 51 trường hợp.

Trong ngày 11/4, có 959 trường hợp điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị và điều trị tại nhà đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.

Hiện tại có 431 trường hợp đang được cách ly, điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị của tỉnh và 8.172 trường hợp không triệu chứng đang được cách ly điều trị tại nhà, tất cả các trường hợp này sức khỏe ổn định.

Tính đến 17h ngày 11/4 có 81.410 trường hợp khỏi bệnh, 54 trường hợp tử vong (đa số là người cao tuổi, người mắc bệnh nền, chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều).

Mai Hoa (t/h)

Sẵn sàng tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi

Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn mới nhất về tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, việc triển khai tiêm chủng cho lứa tuổi này khoảng từ tuần thứ 2 của tháng 4/2022. Theo đó, ngành Y tế Cao Bằng đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đủ điều kiện tiêm chủng, sẵn sàng triển khai ngay khi được phân bổ vắc xin. Hiện đa số các bậc phụ huynh mong muốn chiến dịch tiêm chủng sớm được triển khai.

 

Cao Bằng có trên 70.000 trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có hơn 70.000 trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi đang sinh sống, học tập tại các trường học, được nuôi dạy tại các trung tâm bảo trợ trên địa bàn tỉnh cần tiêm vắc xin phòng Covid-19. Cũng giống như trẻ từ 12 - 17 tuổi, trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ được khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm, được hướng dẫn theo dõi sức khỏe sau tiêm. Ngành y tế bố trí lực lượng trực cấp cứu để kịp thời xử trí những trường hợp có phản ứng sau tiêm tại điểm tiêm chủng và tại các cơ sở y tế.

Qua theo dõi thời gian qua, trẻ mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh khá nhiều, đa số các trường hợp thường không có diễn biến nặng và ít tử vong hơn so với người lớn tuổi. Tuy nhiên, việc tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi được triển khai sớm sẽ tăng cường miễn dịch phòng bệnh trong cộng đồng cũng như góp phần tạo sự an tâm cho phụ huynh khi con em đến trường học trực tiếp.

Theo văn bản của Bộ Y tế, đối với trẻ đi học, tỉnh tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, điểm tiêm lưu động và trường học. Việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ phải được sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ. Hiện nay, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo khẩn trương rà soát, lập danh sách trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi cũng như chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện đảm bảo công tác phòng, chống dịch và triển khai tiêm chủng ngay khi vắc xin được phân bổ.

Giám đốc Sở Y tế Nông Tuấn Phong cho biết: Để làm tốt công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, Sở phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học tổng hợp danh sách trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, chỉ đạo trung tâm y tế xây dựng phương án tổ chức tiêm, trước mắt rà soát, tập trung ưu tiên tiêm tại các khu vực hiện nay đang có tỷ lệ nhiễm Covid-19 cao, đặc biệt là những nơi học sinh đang phải nghỉ học để học trực tuyến trong thời gian dài, như Thành phố, tại các thị trấn để các em có cơ hội sớm trở lại trường học. Đến nay, cơ bản công tác chuẩn bị đã hoàn thành, ngay khi có vắc xin phân bổ về và UBND tỉnh cho chủ trương, ngành sẽ nhanh chóng triển khai kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em theo đúng quy định.

 

Chị Nguyễn Thu Hà, phường Hợp Giang (Thành phố) chia sẻ: Tôi có con nhỏ đang học lớp 1 và trong độ tuổi tiêm vắc xin, thời gian qua, tôi chủ động tìm hiểu về lợi ích cũng như những ảnh hưởng của vắc xin phòng Covid-19 đến sức khỏe của trẻ. Tôi lo ngại về tình hình dịch bệnh luôn có những diễn biến bất ngờ và nguy hiểm, vì vậy để an toàn cho sức khỏe, việc tiêm phòng vắc xin là cần thiết. Sau khi được nhà trường, giáo viên và nhân viên y tế tư vấn, tôi hiểu những lợi ích của vắc xin trong phòng, chống dịch bệnh và ủng hộ việc cho con tiêm vắc xin.

Đến thời điểm này, các đơn vị sẵn sàng cho việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả cao nhất. Việc tiêm chủng lợi ích lớn gấp nhiều lần so với rủi ro khi không tiêm. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên lựa chọn tiêm cho trẻ để bảo vệ trẻ em trước nguy cơ của dịch bệnh.       

Vũ Tiệp

Cao Bằng thêm 01 người nhiềm SARS-CoV-2 tử vong

Đó là trường hợp người bệnh H.V.H, 55 tuổi, địa chỉ  Kim Đồng, Lương Can, Hà Quảng. Được chuyển đến Cơ sở thu dung điều trị người mắc COVID-19 Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị vào lúc 19h45' ngày 30/03 với chẩn đoán COVID-19/Suy hô hấp/Viêm phổi/Tăng huyết áp/ Đái tháo đường tuyp2/Di chứng tai biến mạch máu não. Mặc dù đã được điều trị hồi sức tích cực theo phác đồ điều trị phân tầng của Bộ Y tế, tuy nhiên người bệnh đã tử vong vào hồi 17h20' ngày 07/04, sau hơn 01 tuần điều trị.

Bệnh nhân mắc COVID-19 được chuyển vào điều trị tại Cơ sở thu dung điều trị người mắc COVID-19, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng. Ảnh tư liệu

Theo tim hiểu được biết, trước đó ngày 28/03, người bệnh xuất hiện triệu chứng ho nhiều, khó thở kèm mệt mỏi, đến Trung tâm Y tế huyện Hà Quảng khám, đồng thời tiến hành test nhanh COVID-19, kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Sau 03 ngày điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hà Quảng tình trạng người bệnh không cải thiện và được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh ngày 30/03. Về yếu tố dịch tễ, người bệnh không rõ tiền sử tiếp xúc với ca bệnh xác định và đã được tiêm 01 mũi vắc xin phòng COVID-19.

Tình trạng lúc vào Cơ sở thu dung điều trị người mắc COVID-19 Bệnh viện đa khoa tỉnh, người bệnh có dấu hiệu: hỏi biết, không nói được, ho có đờm, không sốt, khó thở (SPO2 93%, thở khí phòng); Liệt nửa người trái, tim nhịp đều, tần số 109 lần/phút; phổi hai bên thông khí giảm, có nhiều rales ẩm; bụng mềm; Huyết áp: 160/90mmHg; Đường máu mao mạch 5,5 mmol/l.

Tại đây, người bệnh đã được điều trị nội khoa tích cực bằng: Thở oxy, kháng sinh, Corticoid, thuốc chống đông, giảm ho long đờm, kiểm soát đường huyết, kiểm soát huyết áp. Qua quá trình điều trị đến hồi 15h00' ngày 01/4, bệnh nhân diễn biến nặng: lơ mơ, ứ đọng đờm, xuất tiết nhiều, SPO2 giao động từ 78-80%, có chỉ định đặt nội khí quản, thở máy. Các y, bác sĩ đã tiến hành đặt ống nội khí quản cho người bệnh, lắp máy thở, vận mạch liều cao. Người bệnh tiếp tục được điều trị bằng thở máy, duy trì thuốc vận mạch, theo dõi sát nhưng tình trạng bệnh không cải thiện, đến 16h50 ngày 07/4 bệnh nhân đang thở máy, xuất hiện ngừng tuần hoàn. Sau 30 phút cấp cứu không kết quả bệnh nhân tử vong hồi 17h20' ngày 07/04, có mặt đầy đủ kíp trực trong khu điều trị.

Tính đến 17h30 ngày 07/4, toàn tỉnh có 54 trường hợp đã tử vong. Các trường hợp tử vong đa số là người cao tuổi, người mắc bệnh lý nền, chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19.

                                                                                                          Nguyễn Khoa

Ngày 07/4, tỉnh Cao Bằng ghi nhận thêm 1.103 trường hợp mắc COVID-19

Từ 17h00 ngày 06/4 đến 17h00 ngày 07/4, tỉnh Cao Bằng ghi nhận thêm 1.103  trường hợp mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 toàn tỉnh lên 87.526 trường hợp, trong đó có 86.954 trường hợp mắc được ghi nhận tại các địa phương trong tỉnh, 572 trường hợp mắc được ghi nhận đi từ các tỉnh, thành có dịch trong nước trở về tỉnh Cao Bằng.

Thông tin về các ca mắc mới cụ thể như sau:

Thành phố Cao Bằng: 223 trường hợp.

Huyện Bảo Lạc: 75 trường hợp.

Huyện Bảo Lâm: 82 trường hợp.

Huyện Hạ Lang: 54 trường hợp.

Huyện Hà Quảng: 124 trường hợp.

Huyện Hòa An: 109 trường hợp.

Huyện Nguyên Bình: 87 trường hợp.

Huyện Quảng Hòa: 77 trường hợp.

Huyện Thạch An: 142 trường hợp.

Huyện Trùng Khánh: 130 trường hợp.

Trong ngày 07/4, có 1.522 trường hợp điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị và điều trị tại nhà đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.

Hiện tại có 590 trường hợp đang được cách ly, điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị của tỉnh và 9.891 trường hợp không triệu chứng đang được cách ly điều trị tại nhà, tất cả các trường hợp này sức khỏe ổn định.

Tính đến 17h ngày 07/4 có 76.989 trường hợp khỏi bệnh, 53 trường hợp tử vong (đa số là người cao tuổi, người mắc bệnh nền, chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều).

Đến hết ngày 07/4, tỷ lệ dân số trên 18 tuổi được tiêm 1 mũi vắc xin chiếm 95,1%; tiêm mũi 2 chiếm 90,2%; tiêm mũi 3 liều nhắc lại 34,6%; trẻ em từ 12 đến 17 tuổi được tiêm 1 mũi vắc xin, đạt 98,8%, tiêm mũi 2 chiếm 89,84%.

Mai Hoa (t/h)

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: Nhóm nào cần trì hoãn?

Chuyên gia Bệnh viện Nhi TW khuyển cáo trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi thuộc nhóm chống chỉ định tiêm vaccine khi đã có tiền sử phản vệ với vaccine phòng COVID-19 hoặc các thành phần của vaccine; trẻ phải trì hoãn tiêm là trẻ đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiển triển hoặc các vấn đề khác phải trì hoãn...

Tại Hội nghị tập huấn tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi do Bộ Y tế tổ chức hôm qua, TS Lê Kiến Ngãi - Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi TW chia sẻ, thông qua việc triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 ở các quóc gia đối với nhóm trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi  cho thấy các phản ứng xảy ra không có sự khác biệt nhiều so với trẻ lớn từ 12  17 tuổi và người lớn.

Hiện có 2 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế đưa vào tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là vaccine Pfizer (tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi) và vaccine (tiêm cho nhóm từ 6 - dưới 12 tuổi).

"Mục tiêu quan trọng nhất là làm sao tiêm vaccine phòng COVID-19 được cho nhiều trẻ đủ điều kiện nhất, nhưng phải đảm bảo tiêm đến đâu an toàn đến đó"- TS Lê Kiến Ngãi nói, đồng thời đưa ra hướng dẫn cụ thể cho các địa phương về trường hợp trẻ ở nhóm từ 5 - dưới 12 tuổi chống chỉ định tiêm chủng, cần trì hoãn, thận trọng khi tiêm.

Trước tiên là phải khám sàng lọc kỹ các đối tượng trước khi tiến hành tiêm cho trẻ. Theo đó, nhóm trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi chống chỉ định tiêm chủng là nhóm có tiền sử phản vệ với vaccine phòng COVID-19  hoặc các thành phần của vaccine.

Đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng là nhóm trẻ đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiển triển hoặc các vấn đề khác phải trì hoãn.

Cụ thể, trẻ có bệnh mạn tính hoặc các bệnh cấp tính tiến triển như đang có sốt, đang có tình trạng nhiễm trùng; trong đợt điều trị của bệnh mạn tính như đang hóa trị ung thư,… thì cần trì hoãn cho đến khi kết thúc tình trạng bệnh cấp tính, mạn tính, hoặc kết thúc đợt điều trị của bệnh mạn tính.

Bên cạnh đó, TS Ngãi thông tin, Hội đồng tư vấn đã đồng thuận đưa ra khuyến cáo với trẻ từng mắc COVID-19 cần trì hoãn tiêm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày khởi phát bệnh. Tuy nhiên, tùy từng huống cụ thể, các đơn vị tiêm chủng có thể xem xét hoàn cảnh từng cá nhân, so sánh giữa lợi ích của việc tiêm và không tiêm để quyết định trẻ có cần tiêm sớm hơn thời gian 3 tháng này không. Nhưng việc này phải được sự đồng thuận của cha mẹ, người chăm sóc.

Chuyên gia của Bệnh viện Nhi TW cũng cho biết, thời gian gần đây đã xuất hiện một số trẻ sau mắc COVID-19 gặp hội chứng viêm đa cơ quan MIS-C (tình trạng các bộ phận cơ thể khác nhau có thể bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa). Hội đồng tư vấn khuyến cáo, khi trẻ có MIS-C, cần trì hoãn đến khi bệnh nhi hồi phục hoàn toàn tình trạng bệnh lý này.

TS Ngãi cũng lưu ý: Những đối tượng phải khám, sàng lọc, tiêm tại bệnh viện từ tuyến huyện trở lên ngoài trường hợp từng có hội chứng MIS-C còn các trẻ mắc bệnh bẩm sinh mạn tính, khám sàng lọc thấy tim phổi bất thường hoặc khi khai thác tiền sử thấy trẻ có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào (thức ăn, thuốc,…).

Các trường hợp cần thận trọng tiêm chủng là nhóm trẻ tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; bé rối loạn về tri giác, gặp hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý,…

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi sẽ được tổ chức tại trường học và các cơ sở tiêm chủng cố định, tiêm lưu động.

Cụ thể, triển khai trước cho nhóm tuổi lớn từ 11 tuổi (học lớp 6), sau đó hạ thấp dần độ tuổi. Các địa phương triển khai cuốn chiếu theo trường, theo địa bàn căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vaccine được cung ứng.

"Sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, trẻ sẽ được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút để cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng; và tiếp tục theo dõi trong 28 ngày sau tiêm, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu. Trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng trẻ phải luôn có người hỗ trợ, theo sát 24/24h, tránh vận động mạnh"- PGS.TS Dương Thị Hồng lưu ý.

Cũng đồng quan điểm, TS Đỗ Thiện Hải, Phó giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi TW cho hay: Cha mẹ, người thân phải túc trực bên cạnh trẻ trong ít nhất 3 ngày sau tiêm. Trong thời gian này, chúng ta cần theo sát trẻ để nhận ra các phản ứng, đặc biệt liên quan tim mạch, phản ứng phản vệ hay tình trạng tương tự viêm đa cơ quan như phát ban, tổn thương niêm mạc. Đây là các dấu hiệu sớm để cảnh giác khi trẻ tổn thương những cơ quan khác.

 

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống

Sở Y tế tổ chức Hội nghị triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Sáng ngày 01/4/2022, Sở Y tế tổ chức Hội nghị triển khai tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tham dự hội nghị có đồng chí Nông Tuấn Phong - Giám đốc Sở Y tế; đồng chí Vũ Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND thành phố; đại diện Sở GD&ĐT, phòng Nghiệp vụ Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, BVĐK tỉnh, Trung tâm Y tế thành phố, phòng GD&ĐT thành phố, các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố.

Đồng chí Nông Tuấn Phong - Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại hội nghị. (Trọng Thụ)  

 

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được cung cấp thông tin về 2 loại vắc xin Pfizer và Moderna; Hướng dẫn tổ chức triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; Theo dõi sau tiêm chủng và các phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi…

Theo đó, có 2 loại vắc xin phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em ở nhóm tuổi này là Pfizer và Moderna. Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi duy nhất cùng loại vắc xin (mũi 1 cách mũi 2 là 4 tuần)…

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nông Tuấn Phong - Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh: Để chuẩn bị triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi cần có sự tham gia phối hợp của Sở GD&ĐT, các trường học rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ đang đi học từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc độ tuổi từ 5 dưới 12 tuổi.

Đối với trẻ thuộc lứa tuổi này không đi học thì phối hợp chính quyền địa phương để lập danh sách. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đủ điều kiện tiêm chủng để có thể triển khai ngay khi được phân bổ vắc xin.

Để chuẩn bị tốt các điều kiện có thể triển khai tiêm nhanh nhất cho trẻ em từ đến dưới 12 tuổi khi  vắc xin, lãnh đạo Sở Y tế đề nghị các trường học khẩn trương điều tra, lập danh sách đối tượng, thông tin chính xác trẻ theo nhóm độ tuổi để xác định loại vắc xin sẽ tiêm. Nhóm trẻ đã bị nhiễm COVID-19 sau 3 tháng mới đủ điều kiện tiêm. Bước đầu triển khai mỗi điểm tiêm sẽ thực hiện tiêm tối đa không quá 60 người.

Trung tâm Y tế thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo bố trí điểm tiêm, tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng là học sinh. Ngành Y tế bố trí các đội cấp cứu lưu động để xử trí kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng (nếu có)… Huy động nguồn lực từ các ban, ngành, đoàn thể tham gia hỗ trợ ngành Y tế trong các hoạt động như: hướng dẫn, tiếp đón, nhập số liệu, phân luồng, kiểm soát trật tự, hậu cần… đảm bảo tiến độ tiêm chủng theo kế hoạch đã đề ra.

 

                                                                                  Hồng Hạnh

Ngày 03/4, Cao Bằng ghi nhận thêm 789 trường hợp mắc COVID-19

Từ 17h00 ngày 02/4 đến 17h00 ngày 03/4, tỉnh Cao Bằng ghi nhận thêm 789 trường hợp mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 toàn tỉnh lên 83.525 trường hợp, trong đó có 82.935 trường hợp mắc được ghi nhận tại các địa phương trong tỉnh, 572 trường hợp mắc được ghi nhận đi từ các tỉnh, thành có dịch trong nước trở về tỉnh Cao Bằng. 

Thông tin về các ca mắc mới cụ thể như sau:

Thành phố Cao Bằng: 152 trường hợp.

Huyện Bảo Lạc: 32 trường hợp.

Huyện Bảo Lâm: 42 trường hợp.

Huyện Hạ Lang: 24 trường hợp.

Huyện Hà Quảng: 102 trường hợp.

Huyện Hòa An: 79 trường hợp.

Huyện Nguyên Bình: 63 trường hợp.

Huyện Quảng Hòa: 47 trường hợp.

Huyện Thạch An: 104 trường hợp.

Huyện Trùng Khánh: 144 trường hợp.

Trong ngày 03/4, có 1.383 trường hợp điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị và điều trị tại nhà đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.

Hiện tại có 689 trường hợp đang được cách ly, điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị của tỉnh và 12.974 trường hợp không triệu chứng đang được cách ly điều trị tại nhà, tất cả các trường hợp này sức khỏe ổn định.

Tính đến 17h ngày 03/4 có 69.809 trường hợp khỏi bệnh, 50 trường hợp tử vong (đa số là người cao tuổi, người mắc bệnh nền, chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều).

 

Mai Hoa (t/h

Ngày 24/3: Cao Bằng ghi nhận 1.789 ca mắc COVID-19 và 01 ca tử vong

Trong ngày, tỉnh Cao Bằng ghi nhận thêm 1.789 trường hợp mắc COVID-19 mới và 01 ca tử vong. Đến 17h00 ngày 24/3/2022, tỉnh Cao Bằng ghi nhận 67.797 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 và 42 ca tử vong.

 

1. Hoạt động lấy mẫu xét nghiệm

Tính đến hết ngày 24/3/2022, tỉnh Cao Bằng đã lấy 498.061 mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm COVID-19 trong đó:

- Xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR: 153.291 mẫu (Gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: 916 mẫu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên: 867 mẫu, tại Trung tâm Y tế huyện Hòa An là 373 mẫu), còn lại được thực hiện tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật. Trong số 498.061 mẫu xét nghiệm kết quả đến ngày 24/3/2022  67.797 mẫu dương tính với SARS-CoV-2.

- Test nhanh: Tổng cộng: 344.770 mẫu; Trong đó tại cộng đồng: 224.932 mẫu; Tại trung tâm kiểm soát bệnh tật: 21.596 mẫu; Tại các cơ sở khám, chữa bệnh và chốt kiểm dịch là 98.242 mẫu.

2. Tình hình công dân Việt Nam từ Trung Quốc về qua biên giới tỉnh Cao Bằng

Trong ngày 24/3/2022: có 02 công dân Việt Nam từ Trung Quốc về qua biên giới tỉnh Cao Bằng.

Hiện nay, có 23 công dân Việt Nam từ Trung Quốc về qua biên giới tỉnh Cao Bằng đang cách ly tại cơ sở cách ly tập trung của tỉnh.

3. Thông tin chung các trường hợp mắc COVID-19 mới

Từ 17h00 ngày 23/3/2022 đến 17h00 ngày 24/3/2022, tỉnh Cao Bằng ghi nhận thêm 1.789 trường hợp mắc COVID-19 mới, cụ thể như sau:

1. Thành phố Cao Bằng: 317 trường hợp.

2. Huyện Bảo Lạc: 88 trường hợp.

3. Huyện Bảo Lâm: 91 trường hợp.

4. Huyện Hạ Lang: 110 trường hợp.

5. Huyện Hà Quảng: 287 trường hợp.

6. Huyện Hòa An: 175 trường hợp.

7. Huyện Nguyên Bình: 119 trường hợp.

8. Huyện Quảng Hòa: 265 trường hợp.

9. Huyện Thạch An: 151 trường hợp.

10. Huyện Trùng Khánh: 186 trường hợp.

4. Tình hình điều trị các trường hợp mắc COVID-19

Từ ngày 05/11/2021 đến 17h00 ngày 24/3/2022, tỉnh Cao Bằng ghi nhận 67.797 trường hợp dương tính với SARS-COV-2, trong đó có 67.243 trường hợp mắc được ghi nhận tại các địa phương trong tỉnh, 554 trường hợp mắc được ghi nhận đi từ các tỉnh, thành có dịch trong nước trở về tỉnh Cao Bằng.

Tính đến 17h00 ngày 24/3/2022, có 1.201 trường hợp đang được cách ly, điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị của tỉnh.

Hiện nay, có 19.441 trường hợp không triệu chứng đang được cách ly điều trị tại nhà, tất cả các trường hợp này sức khỏe ổn định, các dấu hiệu lâm sàng, thực thể bình thường.

Trong ngày 24/3/2022, có 2.882 trường hợp điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị và điều trị tại nhà đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.

Tính đến 17h00 ngày 24/3/2022, có 47.110 trường hợp khỏi bệnh; có 42 ca tử vong.

* Thông tin về 01 trường hợp tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh ngày 24/3/2022:

Bệnh nhân có Mã số: BN8321145Giới tính: Nam; Sinh năm: 1956Địa chỉ:  Tổ 19 - Phường Tân Giang  - TP Cao Bằng - Tỉnh  Cao BằngVào viện: 21h15 ngày 21/03/2022; Tử vong: 03h30 ngày 24/03/2022; Chẩn đoán lúc vào: COVID-19/ Suy kiệt, K vòmChẩn đoán lúc tử vong: COVID-19/ Suy kiệt, K vòmTiền sử tiêm chủng: Chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19.

 

Đức Giang t/h

Ngày 23/3: Cao Bằng ghi nhận thêm 2.444 trường hợp mắc COVID-19

Từ 17h00 ngày 22/3/2022 đến 17h00 ngày 23/3/2022, tỉnh Cao Bằng ghi nhận thêm 2.444 trường hợp mắc COVID-19 mới. Đến 17h00 ngày 23/3/2022, tỉnh Cao Bằng ghi nhận 66.008 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 65.454 trường hợp mắc được ghi nhận tại các địa phương trong tỉnh, 554 trường hợp mắc được ghi nhận đi từ các tỉnh, thành có dịch trong nước trở về tỉnh Cao Bằng.

 

1. Hoạt động lấy mẫu xét nghiệm

Tính đến hết ngày 23/3/2022, tỉnh Cao Bằng đã lấy 494.203 mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm COVID-19 trong đó:

- Xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR: 153.248 mẫu (Gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: 916 mẫu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên: 867 mẫu, tại Trung tâm Y tế huyện Hòa An là 373 mẫu), còn lại được thực hiện tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật. Trong số 494.203 mẫu xét nghiệm kết quả đến ngày 23/03/2022 có 66.008 mẫu dương tính với SARS-CoV-2.

- Test nhanh: Tổng cộng: 340.955 mẫu; trong đó tại cộng đồng: 221.550 mẫu; tại trung tâm kiểm soát bệnh tật: 21.488 mẫu; tại các cơ sở khám, chữa bệnh và chốt kiểm dịch là 97.917 mẫu.

2. Tình hình công dân Việt Nam từ Trung Quốc về qua biên giới tỉnh Cao Bằng

Trong ngày 23/3/2022: không có công dân Việt Nam từ Trung Quốc về qua biên giới tỉnh Cao Bằng.

Hiện tại có 21 công dân Việt Nam từ Trung Quốc về qua biên giới tỉnh Cao Bằng đang cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung của tỉnh.

3. Thông tin chung các trường hợp mắc COVID-19 mới

Từ 17h00 ngày 22/3/2022 đến 17h00 ngày 23/3/2022, tỉnh Cao Bằng ghi nhận thêm 2.444 trường hợp mắc COVID-19 mới, cụ thể như sau:

1. Thành phố Cao Bằng: 354 trường hợp.

2. Huyện Bảo Lạc: 155 trường hợp.

3. Huyện Bảo Lâm: 176 trường hợp.

4. Huyện Hạ Lang: 150 trường hợp.

5. Huyện Hà Quảng: 376 trường hợp.

6. Huyện Hòa An: 234 trường hợp.

7. Huyện Nguyên Bình: 177 trường hợp.

8. Huyện Quảng Hòa: 323 trường hợp.

9. Huyện Thạch An: 227 trường hợp.

10. Huyện Trùng Khánh: 272 trường hợp.

4. Tình hình điều trị các trường hợp mắc COVID-19

Từ ngày 05/11/2021 đến 17h00 ngày 23/3/2022 tỉnh Cao Bằng ghi nhận 66.008 trường hợp dương tính với SARS-COV-2, trong đó có 65.454 trường hợp mắc được ghi nhận tại các địa phương trong tỉnh, 554 trường hợp mắc được ghi nhận đi từ các tỉnh, thành có dịch trong nước trở về tỉnh Cao Bằng.

4.1. Tình hình các trường hợp mắc COVID-19 điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị:

Tính đến 17h00 ngày 23/3/2022, có 1.224 trường hợp đang được cách ly, điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị của tỉnh.

4.2. Tình hình các trường hợp mắc COVID-19 cách ly, điều trị tại nhà:

Hiện tại có 20.512 trường hợp không triệu chứng đang được cách ly điều trị tại nhà, tất cả các trường hợp này sức khỏe ổn định, các dấu hiệu lâm sàng, thực thể bình thường.

4.3. Tình hình các trường hợp mắc COVID-19 khỏi bệnh ra viện, tử vong:

* Tình hình các trường hợp mắc COVID-19 khỏi bệnh ra viện

Trong ngày 23/3/2022, có 2.457 trường hợp điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị và điều trị tại nhà đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. Tính đến 17h00 ngày 23/3/2022, có 44.228 trường hợp khỏi bệnh.

* Thông tin về 02 trường hợp tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh như sau:

Trường hợp 1: Mã số: BN7142573. Giới tính: Nam; Sinh năm: 1936; Địa chỉ: Bình Long - Hồng Việt - Hoà An - Cao BằngChẩn đoán lúc tử vong: Sốc nhiễm khuẩn, sau mổ viêm phúc mạc do thủng dạ dày, viêm phổi, suy kiệt, COVID-19. Tiền sử tiêm chủng: Đã tiêm 1 mũi vắc xin phòng COVID-19 (không rõ vắc xin loại gì).

Trường hợp 2: Mã số: BN7867423Giới tính: Nam. Sinh năm: 1958; Địa chỉ: Tổ 03, phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng. Chẩn đoán lúc tử vong: COVID-19, suy hô hấp, viêm phổi, xuất huyết não, tăng huyết áp. Tiền sử tiêm chủng: Chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Đến 17h00 ngày 23/3/2022, tỉnh Cao Bằng có 41 ca tử vong.

 

Đức Giang t/h

Bộ Y tế Hội thảo trực tuyến triển khai giấy chứng nhận điện tử tiêm vắc xin COVID-19

Chiều ngày 22/3/2022, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo trực tuyến triển khai giấy chứng nhận điện tử tiêm vắc xin COVID-19 với 700 điểm cầu trên toàn quốc. 

Các đại biểu tham dự Hội thảo tại điểm cầu Sở Y tế Cao Bằng 

Đây là hoạt động trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Y tế và Tổ chức PATH với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Phát triển Liên hiệp Vương quốc Anh & Bắc Ai-len  trong việc triển khai hệ thống thông tin cấp giấy chứng nhận tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam. Với 63 tỉnh thành phố tại 700 điểm cầu trên toàn quốc. Tham dự Hội thảo có ông Gareth Ward, Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh & Bắc Ai-len  tại Việt Nam; đại diện các Bộ, Ban, ngành liên quan, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. PGS. Ts Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì Hội thảo.

Tham dự Hội thảo tại điểm cầu Sở Y tế Cao Bằng có đại diện lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y học Cổ truyềnn và các viên chức liên quan; Tại điểm cầu các huyện, thành phố có đại diện lãnh đạo và viên chức liên quan của Bệnh viện đa khoa các huyện: Hà Quảng, Quảng  Hòa,  Trùng  Khánh; Bệnh  viện  Tĩnh  Túc và  Trung  tâm  Y  tế huyện, thành phố.

Báo cáo tại Hội thảo cho biết Bộ Y tế đang phối hợp với các đơn vị liên quan thí điểm triển khai giấy chứng nhận điện tử tiêm vắc xin COVID-19 và triển khai hệ thống thông tin cấp chứng nhận tiêm chủng COVID-19 tại Việt Nam, trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Y tế và Tổ chức PATH, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Anh. Bộ Y tế tiếp tục lấy ý kiến đóng góp từ các địa phương để có thể triển khai hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới. Trong khuôn khổ dự án này, Đại sứ Quán Anh và Tổ chức PATH hỗ trợ Bộ Y tế Việt Nam để liên kết dữ liệu tiêm chủng quốc gia theo chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới, Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh ban hành, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển trong và ngoài nước, đặc biệt là trong các vùng lãnh thổ trên.

Hiện nay, Việt Nam là một trong 6 trong nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vắc xin cao nhất trên thế giới. Tỷ lệ bao phủ vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên 1 mũi đạt gần 100%, 2 mũi là 99% và tỷ lệ người đã tiêm mũi 3 đạt 43,5 %. Đối với người từ 12 đến 17 tuổi đạt tỷ lệ tiêm 1 mũi là 99% và 2 mũi là 94%. Cùng với việc triển khai hoạt động tiêm chủng cho người dân, việc áp dụng công nghệ thông tin cũng được đẩy mạnh. Kể từ cuối năm 2021, Việt Nam đã nỗ lực phát triển giấy chứng nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19 điện tử để chuẩn bị cho việc đón khách quốc tế trở lại. Chứng nhận tiêm chủng điện tử hiển thị các thông tin cá nhân và thông tin tiêm chủng của người sử dụng thông qua mã QR code có hạn sử dụng là 12 tháng.

Tại Hội thảo các đại biểu đã thảo luận việc cấp và theo dõi số lượng giấy xác nhận tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người dân bằng chữ ký số; triển khai việc xác nhận tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho đối tượng tham gia tiêm chủng, đảm bảo cho mỗi người dân đã tiêm chủng có giấy chứng nhận điện tử tiêm vắc xin phòng COVID-19 với đầy đủ các thông tin đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho người dân khi nhập cảnh ra nước ngoài, ngày 20/12/2021 Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định số 5772/QĐ-BYT về Biểu mẫu và quy trình cấp “Hộ chiếu vắc xin”.

 

                                                                         Ngọc Anh 

Phản ánh mới

Phản ánh khẩn

Phản ánh lấn chiếm sử dụng đất

Tôi có nhà số 002, tổ 4 đường Lý Tự Trọng, phường Hợp Giang. Tôi muốn sửa chữa mở cửa đi lại nên nhiều lần yêu cầu bà Huyền ( số nhà 068, tổ 4, phường Hợp Giang) là hàng xóm sát nhà tháo dỡ mái hiên đang gắn vào nhà tôi. Nhưng bà Huyền kêu vỉa hè này là đất của bà Huyền ( chủ nhà cũ là chị ruột bà Huyền xác nhận với tôi đó là vỉa hè nhà nước, và trên sổ đỏ của tôi cũng hiển thị là vỉa hè 3.9m). Tôi yêu cầu bà Huyền đem sổ đỏ ra nhưng bà Huyền bảo không có. Ngang nhiên bán cà phê và bánh cuốn ở trên vỉa hè, đào vỉa hè trồng cây cảnh. Tôi đã lên phường phản ánh từ 16/3, chờ đợi sự giải quyết từ phường nhưng không nhận được phản hồi nào. 17/4 tôi lên hỏi cán bộ phường về việc này, nhưng trả lời tôi rất hời hợt, không rõ ràng. tôi không biết phải chờ đợi đến bao giờ khi mà bà Huyền đã có hành động cầm dao đe doạ tôi. “Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định xử phạt việc sử dụng vỉa hè trước cửa nhà người khác có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với cá nhân; 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng với tổ chức. Bên cạnh đó, người có hành vi sử dụng vỉa hè trước cửa nhà người khác còn phải khôi phục lại tình trạng ban đầu do hành vi vi phạm hành chính gây ra.” Vậy việc bà Huyền cố tình ngồi bán hàng trước cửa nhà tôi có được xử lý không? Đề nghị UBND thành phố giải quyết triệt để giúp tôi vì mua nhà mà tôi không vào ở được, sống trong lo sợ vì bị chửi bới và đe dọa giết của bà Huyền. Tôi không tranh chấp đất đai với bà Huyền vì vỉa hè là của nhà nước. Tôi chỉ muốn có quyền sử dụng chính đáng như mọi người dân khác đối với vỉa hè trước cửa nhà tôi. Tôi xin chân thành cám ơn.

22/05/2023 14:00

Thành phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng, Việt Nam
Phản ánh khẩn

Thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai

kính gửi ubtp . hiện nay tôi thấy mỗi lần đi làm giấy tờ về đất đai ở bộ phận 1 cửa. thường xuyên phải đợi chờ rất lâu có khi xếp hàng cả ngày rồi mà chưa đến lượt. nên tôi mong ubtp sắp xếp thêm cán bộ tiếp nhận hồ sơ để đỡ gây tắc nghẽn , giảm tải.đỡ tốn thời gian chờ đợi của nhân dân hơn ạ. t xin cảm ơn

05/05/2023 09:12

TP Cao Bằng
Phản ánh khẩn

Trật tự

Kính gửi phường Hợp giang, qua quan sát tôi thường xuyên thấy tại quán cà phê của bà H địa chỉ 068, tổ 04 phố Hiến giang, phường Hợp Giang, khách đến uống cà phê thường xuyên đỗ xe ngay khu vực ngã tư đường, đỗ trên lối đi dành cho người đi bộ qua đường cả buổi sáng có khi cả ngày, do đó , gây mất tầm nhìn cho người dân khi tham gia giao thông nhất là trong giờ tan tầm vì đây là khi vực gần trường học , dễ dẫn đến tai nạn . Kính mong uỷ ban phường có phương án nhắc nhở xử lý .

14/04/2023 08:36

TP Cao Bằng
Phản ánh bình thường

An ninh trật tự

trồng đk ít rau để phục vụ cho gia đình mà lần nào cũng bị trộm thế này thì giải quyết sao ạ nhà mjh bị trộm rất nhiều lần cả rau lẫn ngô rồi ạ,mong chính quyền tìm giải pháp khắc phục ạ

03/04/2023 14:30 1

Xã Vĩnh Quang, Thành phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng, Việt Nam
Phản ánh bình thường

Xe chở bã sắn

gần đây các xe tải chở bã sắn thường xuyên đi các khung giờ : 9h - 10h - 11h trưa và 16h - 17h - 18h chiều, đi từ hướng Duyệt Trung về TP qua đường 3/10, đi qua đường Lê Lợi ( suối củn ), xe vận chuyển bã sắn đã không che chắn kỹ làm nước của bã sắn bên trong xe tràn ra đường rất nhiều, mùi hôi thối của nước từ trong xe chở bã sắn gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân trên khắp trục đường mà xe đi qua. đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc và sử lý triệt để vấn đề này để người dân chúng tôi là những cư dân sinh sống trên tuyến đường mà xe làm chảy nước hôi thối của bã sắn được có 1 môi trường trong sạch ! vấn đề này khi phỏng vấn những người dân trên tuyến đường có xe đi qua mà phải chịu đựng mùi hôi thối này đều rất bức xúc. rất mong cơ quan chức năng sử lý sớm vấn đề này ! mời các cơ quan chức năng đến khảo sát tuyến đường từ Chu Trinh lên qua 3/10 qua suối củn đi vào miền đông theo khung giờ trên để nắm bắt tình hình đúng thực trạng!

03/04/2023 14:29

Phường Sông Bằng, Thành phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng, Việt Nam
Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG

Thông tin tuyên truyền Xem thêm