Tìm kiếm

Chi tiết tin

Những điều cần biết về bệnh lao và cách phòng tránh

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium- Tubercurosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận trong cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 - 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh. 

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khám sàng lọc bệnh lao lưu động tại xã Bế Văn Đàn, huyện Quảng Hòa. Ảnh: Trọng Th

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Lao vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao trên thế giới. Mỗi ngày có gần 28.000 người mắc và hơn 4.100 người chết vì bệnh lao. Kể từ năm 2000, với những nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại bệnh lao, ước tính khoảng 66 triệu người đã được chữa khỏi. Chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam nghĩa là tránh đi cái chết không đáng có của hơn 10.000 người một năm hiện nay và hàng trăm ngàn gia đình không phải lo lắng vì có người mắc lao.

Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Có hơn 172.000 người mắc bệnh và 10.400 người chết vì bệnh lao (báo cáo WH0 2020). Trong đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa - nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. Đầu tư cho chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững. Chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam nghĩa là tránh đi cái chết không đáng có của hơn 10.000 người một năm hiện nay và hàng trăm ngàn gia đình không phải lo lắng vì có người mắc lao.

COVID-19 và lao đều là 2 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan qua không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhung bệnh lao vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Không ai bị mắc lao mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống cho người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan cho cộng đồng và giảm nhanh dịch tễ bệnh lao.

Bệnh lao nguy hiểm nhưng có thể chữa khỏi hoàn toàn khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đồng thời giúp chúng ta ngăn chặn nguồn lây lan tại cộng đồng. Vì vậy, người bệnh cần đến khám và làm các xét nghiệm tại phòng khám chuyên khoa lao khi có các dấu hiệu sau:

Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng như: gầy sút cân, kém ăn, mệt mỏi; sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm ban đêm; đau ngực, đôi khi khó thở.

Các biến chứng do bệnh lao gây ra bao gồm:

Ở phổi: biến chứng do lao gây ra là suy hô hấp, tâm phế mãn, tràn khí màng phổi, tràn mủ màng phổi, giãn phế quản, giãn phế nang.

Ở Não - màng não: gây liệt chi, liệt 1 nửa người, động kinh, rối loạn tiền đình.

Ở xương khớp: hủy hoại xương khớp (cột sống, khớp háng, khớp gối...).

Để hạn chế chế các biến chứng do bệnh lao gây ra, ngay khi phát hiện ra mình có dấu hiệu nhiễm lao, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chẩn đoán chính xác. Việc điều trị lao phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Thuốc điều trị lao được Nhà nước cấp miễn phí.

Nguyên tắc điều trị bệnh lao

Trong điều trị lao, bệnh nhân lao tuyệt đối không được bỏ thuốc ngắt quãng dù chỉ 1 ngày vì đó là khoảng thời gian mà vi khuẩn lao hồi phục và tấn công trở lại.  Phối hợp các thuốc chống lao: mỗi loại thuốc chống lao có tác dụng khác nhau trên vi khuẩn lao (diệt khuẩn, kìm khuẩn), do vậy phải phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao trong giai đoạn tấn công và ít nhất 2 loại thuốc trong giai đoạn duy trì.

Dùng thuốc đúng liều: mỗi loại thuốc có một nồng độ tác dụng nhất định; nếu dùng liều thấp sẽ không hiệu quả và dễ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, dùng liều cao dễ gây tai biến. Dùng thuốc đều đặn: các thuốc chống lao phải được uống cùng một lần vào thời gian nhất định trong ngày và uống trước và sau bữa ăn ít nhất 2 giờ để thuốc được hấp thu tốt nhất. Phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì: giai đoạn tấn công kéo dài 2, 3 tháng nhằm tiêu diệt nhanh  số lượng lớn vi khuẩn để ngăn chặn các đột biến kháng thuốc. Giai đoạn duy trì kéo dài 4 - 6 tháng nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn Lao để tránh tái phát.

Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân không tự ngưng thuốc hoặc bỏ thuốc vì uống thuốc không đều đặn, lúc uống  sáng, lúc tối, nhớ lúc nào uống lúc nấy... sẽ giảm hiệu quả điều trị. Vi khuẩn lao rất dễ kháng thuốc lao. Nồng độ thuốc diệt vi khuẩn lao không đủ hiệu lực sẽ tạo cho vi khuẩn lao kháng thuốc, gây khó khăn cho công tác điều trị về sau. Ngoài ra còn tạo nguồn vi khuẩn lao  kháng  thuốc lây lan cho người thân và cho cộng đồng. Trong quá trình điều trị có thể có tác dụng phụ của thuốc lao xảy ra. Nhẹ: nổi mề đay, ngứa, mệt mỏi, đau nhức các khớp lớn (hội chứng giả gút). Nặng: sốc phản vệ, viêm gan, vàng da, đau bụng nôn ói, viêm trợt da. Nếu có những dấu hiện trên, người bệnh nên báo ngay cho bác sĩ điều trị biết để có hướng xử trí.

Dự phòng bệnh lao

Bệnh lao là một bệnh lây truyền, lây chủ yếu qua đường hô hấp từ người bệnh lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm sang người lành khi tiếp xúc, tuy nhiên bệnh lao có thể phòng và điều trị được.

Phòng bệnh lao là áp dụng các biện pháp nhằm giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao: Giảm nguy cơ nhiễm lao bằng thay đổi hành vi của người bệnh (vệ sinh hô hấp) nhằm làm giảm các hạt nhiễm khuẩn ra môi trường, dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác, khi hắt hơi, ho, khạc đờm vào giấy hoặc ca cốc, bỏ đúng nơi quy định, rửa tay xà phòng thường xuyên; cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng mỗi ngày. Nhà cửa cần thoáng mát, sạch sẽ; tiêm phòng vắc xin BCG: giúp cho cơ thể hình thành miễn dịch chống lại bệnh lao khi bị nhiễm lao. Người tiếp xúc, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi cần được đưa đến cở y tế khám lao và điều trị lao tiềm ẩn. Việc điều trị lao tiềm ẩn có thể ngăn ngừa tới 90% nguy cơ phát triển bệnh lao.

Đối với những người bị tiểu đường, suy dinh dưỡng, người có HIV/AIDS, người hút thuốc lá, người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, người sử dụng các thuốc giảm miễn dịch kéo dài như: Corticoid, hóa chất điều trị ung thư… rất dễ bị bệnh lao, do đó phải thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm bệnh lao.

Bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phác đồ, đủ thời gian. Thuốc điều trị bệnh lao được cấp miễn phí. Người bệnh không được tự ý bỏ điều trị vì như vậy bệnh không khỏi mà còn sinh ra lao kháng thuốc, điều trị càng khó khăn. Trong quá trình điều trị người bệnh cần thực hiện nguyên tắc đúng - đủ - đều (đúng phác đồ; đủ thuốc, đủ thời gian; đều đặn hàng ngày). 

Chủ đề ngày thế giới phòng chống lao năm 2022 của Việt Nam là “Giảm thiểu tác động của COVID-19 - Tập trung nguồn lực - Tăng cường phát hiện bệnh lao”. Chủ đề trên nhấn mạnh năm 2022 này sẽ là lúc để chúng ta giảm thiểu những tác động của dịch bệnh, thích ứng an toàn với dịch bệnh trong bối cảnh mới, đặc biệt là tập trung, huy động mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống lao, trong đó tăng cường, chủ động sàng lọc, phát hiện sớm bệnh lao. Hãy chung tay hành động vì một Việt Nam không còn bệnh lao.

 

Mai Hoa

Lượt xem: 141

Bình luận

Phản ánh mới

Phản ánh khẩn

Phản ánh lấn chiếm sử dụng đất

Tôi có nhà số 002, tổ 4 đường Lý Tự Trọng, phường Hợp Giang. Tôi muốn sửa chữa mở cửa đi lại nên nhiều lần yêu cầu bà Huyền ( số nhà 068, tổ 4, phường Hợp Giang) là hàng xóm sát nhà tháo dỡ mái hiên đang gắn vào nhà tôi. Nhưng bà Huyền kêu vỉa hè này là đất của bà Huyền ( chủ nhà cũ là chị ruột bà Huyền xác nhận với tôi đó là vỉa hè nhà nước, và trên sổ đỏ của tôi cũng hiển thị là vỉa hè 3.9m). Tôi yêu cầu bà Huyền đem sổ đỏ ra nhưng bà Huyền bảo không có. Ngang nhiên bán cà phê và bánh cuốn ở trên vỉa hè, đào vỉa hè trồng cây cảnh. Tôi đã lên phường phản ánh từ 16/3, chờ đợi sự giải quyết từ phường nhưng không nhận được phản hồi nào. 17/4 tôi lên hỏi cán bộ phường về việc này, nhưng trả lời tôi rất hời hợt, không rõ ràng. tôi không biết phải chờ đợi đến bao giờ khi mà bà Huyền đã có hành động cầm dao đe doạ tôi. “Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định xử phạt việc sử dụng vỉa hè trước cửa nhà người khác có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với cá nhân; 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng với tổ chức. Bên cạnh đó, người có hành vi sử dụng vỉa hè trước cửa nhà người khác còn phải khôi phục lại tình trạng ban đầu do hành vi vi phạm hành chính gây ra.” Vậy việc bà Huyền cố tình ngồi bán hàng trước cửa nhà tôi có được xử lý không? Đề nghị UBND thành phố giải quyết triệt để giúp tôi vì mua nhà mà tôi không vào ở được, sống trong lo sợ vì bị chửi bới và đe dọa giết của bà Huyền. Tôi không tranh chấp đất đai với bà Huyền vì vỉa hè là của nhà nước. Tôi chỉ muốn có quyền sử dụng chính đáng như mọi người dân khác đối với vỉa hè trước cửa nhà tôi. Tôi xin chân thành cám ơn.

22/05/2023 14:00

Thành phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng, Việt Nam
Phản ánh khẩn

Thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai

kính gửi ubtp . hiện nay tôi thấy mỗi lần đi làm giấy tờ về đất đai ở bộ phận 1 cửa. thường xuyên phải đợi chờ rất lâu có khi xếp hàng cả ngày rồi mà chưa đến lượt. nên tôi mong ubtp sắp xếp thêm cán bộ tiếp nhận hồ sơ để đỡ gây tắc nghẽn , giảm tải.đỡ tốn thời gian chờ đợi của nhân dân hơn ạ. t xin cảm ơn

05/05/2023 09:12

TP Cao Bằng
Phản ánh khẩn

Trật tự

Kính gửi phường Hợp giang, qua quan sát tôi thường xuyên thấy tại quán cà phê của bà H địa chỉ 068, tổ 04 phố Hiến giang, phường Hợp Giang, khách đến uống cà phê thường xuyên đỗ xe ngay khu vực ngã tư đường, đỗ trên lối đi dành cho người đi bộ qua đường cả buổi sáng có khi cả ngày, do đó , gây mất tầm nhìn cho người dân khi tham gia giao thông nhất là trong giờ tan tầm vì đây là khi vực gần trường học , dễ dẫn đến tai nạn . Kính mong uỷ ban phường có phương án nhắc nhở xử lý .

14/04/2023 08:36

TP Cao Bằng
Phản ánh bình thường

An ninh trật tự

trồng đk ít rau để phục vụ cho gia đình mà lần nào cũng bị trộm thế này thì giải quyết sao ạ nhà mjh bị trộm rất nhiều lần cả rau lẫn ngô rồi ạ,mong chính quyền tìm giải pháp khắc phục ạ

03/04/2023 14:30 1

Xã Vĩnh Quang, Thành phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng, Việt Nam
Phản ánh bình thường

Xe chở bã sắn

gần đây các xe tải chở bã sắn thường xuyên đi các khung giờ : 9h - 10h - 11h trưa và 16h - 17h - 18h chiều, đi từ hướng Duyệt Trung về TP qua đường 3/10, đi qua đường Lê Lợi ( suối củn ), xe vận chuyển bã sắn đã không che chắn kỹ làm nước của bã sắn bên trong xe tràn ra đường rất nhiều, mùi hôi thối của nước từ trong xe chở bã sắn gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân trên khắp trục đường mà xe đi qua. đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc và sử lý triệt để vấn đề này để người dân chúng tôi là những cư dân sinh sống trên tuyến đường mà xe làm chảy nước hôi thối của bã sắn được có 1 môi trường trong sạch ! vấn đề này khi phỏng vấn những người dân trên tuyến đường có xe đi qua mà phải chịu đựng mùi hôi thối này đều rất bức xúc. rất mong cơ quan chức năng sử lý sớm vấn đề này ! mời các cơ quan chức năng đến khảo sát tuyến đường từ Chu Trinh lên qua 3/10 qua suối củn đi vào miền đông theo khung giờ trên để nắm bắt tình hình đúng thực trạng!

03/04/2023 14:29

Phường Sông Bằng, Thành phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng, Việt Nam
Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG

Thông tin tuyên truyền Xem thêm